Đăng ký tư vấn

Tại sao có nhiều biểu hiện không phù hợp với bàn tay vậy?

Thời gian vừa rồi chúng ta đã đi qua các biểu hiện không phù hợp liên quan đến cảm giác và vận động của bàn tay (link xem lại cả 7 phần để ở cuối bài này). Vậy câu hỏi là Tại sao các hành vi cảm giác với bàn tay nhiều vậy?
 
Hình minh họa phía bên trái là lát cắt qua vỏ não cảm giác thân thể sơ cấp (primary somatosensory cortex), các vùng cụ thể trên cơ thể ở bên đối diện được ánh xạ đến các vị trí tương ứng ở thùy đỉnh (gọi là vùng đại diện cảm giác cơ thể ở não). Não ánh xạ từng thụ thể cảm giác lên võ não chứ không phải là diện tích cơ thể (nơi đặt cảm biến). Do đó, trong hình vẽ bạn thấy bàn tay và khuôn mặt to hơn hẳn các bộ phận khác (tay, lưng, chân…) vì ở bàn tay và khuôn mặt có nhiều đầu dây thần kinh cảm giác hơn các bộ phận khác, chiếm nhiều chỗ trên vỏ não cảm giác hơn.
 
Chính vì có nhiều đầu dây thần kinh cảm giác hơn nên bàn tay và khuôn mặt cũng nhạy cảm hơn các bộ phận cơ thể khác. Và nếu có rối loạn xử lý các cảm giác thì ở bàn tay và khuôn mặt sẽ phát sinh nhiều hành vi cảm giác không phù hợp hơn.
 
Trong phần 7 (part 2), mình có nhắc đến phản xạ tay-miệng (Babkinmomental Reflex). Đây là một phản xạ không điều kiện khi tay và miệng có liên quan với nhau để đảm bảo mục tiêu sinh tồn (tay siết – nắm thức ăn, thì hàm siết – sẵn sàng nhai). Phản xạ này chưa hoàn thiện sẽ làm duy trì mối quan hệ tự động giữa tay và miệng, vì vậy có thể quan sát thấy các biểu hiện rối loạn tay và miệng đi cùng nhau (ví dụ: cho tay vào miệng, cắn móng tay…). Cũng như vận động tinh không tốt thì vận động miệng nhiều khả năng không tốt và ngược lại.
 
Hình vẽ này cũng là gợi ý cho biết nếu ta bắt đầu tập cảm giác cho trẻ (đặc biệt là trẻ nhạy xúc giác) thì hãy bắt đầu bằng những chỗ ít nhạy cảm hơn (như lưng, chân, cánh tay) thì trẻ sẽ ít khó chịu hơn, ít đề phòng hơn và dễ chấp nhận hơn. Khi trẻ quen rồi, thì bạn hãy tập sang những phần trẻ nhạy cảm như mặt, miệng, bàn tay.
 
Bạn quan tâm đến các bài tập (nội dung cơ bản) thì đăng ký trong link sau:
https://docs.google.com/…/1uBXdk6AWoU5DjWvI3Q…/edit
(Điền xong đăng ký sẽ có email tự động gửi tới xác nhận và hướng dẫn tiếp)
 
Còn các nội dung chuyên sâu (Xúc giác, Vận động Mẫu, Vùng mặt, Cấu trúc Thần kinh, Phản xạ cơ bản) thì nhắn tin messenger cho mình để xếp danh sách chờ.
 
Chat hỗ trợ
Chat ngay