Khi hướng dẫn các bài tập, bao giờ mình cũng nhấn mạnh việc tập phải không làm trẻ đau, không làm trẻ hoảng sợ.
Đau dẫn đến ngay phản ứng co lại đề phòng, tự bảo vệ. Các cơ gồng cứng để thu lại tự bảo vệ (phần trung tâm cơ thể) hoặc để chống cự (fight)/ bỏ chạy (flight). Phản ứng chiến-biến (fight-flight) này là phản ứng của hệ thần kinh giao cảm, khi căng thẳng/sợ hãi/bị đe doạ, là phản ứng tự động. Cảm giác hoảng sợ càng kéo dài/ thường lặp lại thì hệ thần kinh giao cảm (liên tục bị kích thích) sẽ càng trở nên nhạy cảm. Cơ thể sẽ luôn trong trạng thái đề phòng, các cơ thường xuyên gồng sẽ dẫn đến tình trạng căng cơ, cản trở việc phát triển tính bảo tồn tương hỗ của hệ thống cơ (là điều kiện cho các phản ứng bằng vận động được tốt/hiệu quả).
Kích thích đủ mức để thúc đẩy đường dẫn truyền thần kinh, kích thích đủ mức để phản ứng bảo vệ TÍCH CỰC hoạt động. Nhưng đủ mức đó hoàn toàn KHÔNG tới mức gây đau
(Trích bài viết từ trang cá nhân cô Ngọc Phạm)
Đây sẽ là một trong những nội dung tại Lớp cơ bản Rối loạn Xử lý Cảm giác và Phát triển Phối hợp Vận động vào tháng 6