Có những trẻ rất hay vỗ 2 tay vào nhau, vỗ bồm bộp, vỗ to thì nhiều khả năng là biểu hiện tìm kiếm cảm giác cho bàn tay. Nhưng nếu là kiểu ép hai bàn tay vào nhau (cả bàn tay, hoặc phần nào đó của tay) giống như chắp tay thì ngoài tìm kiếm cảm giác bàn tay còn có thể là biểu hiện trẻ khó khăn về cảm giác đường giữa của cơ thể.
Đường giữa (midline) là đường chia cơ thể thành hai bên trái và phải. (Còn có đường chia trên-dưới và trước-sau mình sẽ viết trong post khác). Có cảm giác về đường giữa thì mới cắt qua đường giữa tốt được, tức là mới có phối hợp trái-phải tốt.
Đường giữa được hình thành khi Phát triển Phối hợp Vận động đến giai đoạn phối hợp Cùng Chi (tức là 2 tay phối hợp với nhau, 2 chân phối hợp với nhau). lúc đó cả 2 bên não được kích hoạt và làm nền tảng để phối hợp hoạt động 2 bên não.
Sau 4 động tác (Co duỗi toàn thân, Xoay người, Duỗi thẳng Trục thân, Co duỗi bên cạnh) giúp kiểm soát tư thế, cảm giác và điều khiển cơ thể theo trục, thì tay chân có thể thả lỏng (không cần quá gồng để bù đắp/hỗ trợ kiểm soát tư thế) và lúc này sẽ phát triển đến các phối hợp là Cùng chi, Cùng bên, rồi Chéo bên để thực hiện tất cả các vận động thô, vận động trung bình và vận động tinh sau này.
*******
Thông tin về các khóa học hỗ trợ xử lý rối loạn cảm giác, hỗ trợ phát triển cảm giác và vận động có tại đây (nếu muốn tham gia bạn có thể đăng ký tại đó luôn): https://dcon.edubit.vn
Bạn có thể nhắn tin tới một trong các kênh hỗ trợ sau:
– Nhắn tin zalo tới Công ty TNHH Kết nối Năng động Việt https://zalo.me/3211480926470947675
– Nhắn tin tới fanpage Kết nối Năng động Việt https://www.facebook.com/profile.php?id=100063348242028
#roiloanxulycamgiac
#roiloancamgiac
#roiloangiacquan