Bài gốc được viết trên trang blog cá nhân của Vicki Parnell ở đây:
http://vlparnell.com/blog/thinking-about-eye-contact
“Khi con người muốn tham gia và tập trung vào 1 cái gì đấy, chúng ta chuyển ánh nhìn về thứ đó. Khi chúng ta bắt ai đó phải nhìn vào mắt, là chúng ta đang tự loại bỏ khả năng tốt nhất để hiểu xem người đó đang nghĩ gì” – Tsĩ Steven Gutstein
https://www.youtube.com/watch?v=9fM6DaM8ZeU – ABA Eye Contact Video
Phần lớn mọi người đều muốn những người mình yêu quý nhìn vào họ. Nhưng dạy cách giao tiếp mắt như 1 kĩ năng riêng khiến việc đạt được 1 đích đó rất khó. Video vừa trên là ví dụ về 1 trẻ được dạy giao tiếp mắt trong 1 lượng thời gian nhất định, dựa trên sự nhắc nhở của người lớn, và thay vào đó là được 1 phần thưởng. Tôi k biết cũng như không quen đứa trẻ hay gia đình này, nhưng tôi có thể hình dung được bố mẹ của đứa trẻ này được tạo động lực rất lớn bằng tình yêu và mong muốn con mình giao tiếp bằng mắt với những người khác. Họ có thể lo lắng về việc con mình bị thiếu thông tin do không nhìn vào khuôn mặt những người khác khi giao tiếp, hoặc có thể con mình sẽ có bể ngoài khác biệt so với những đứa trẻ cùng lứa.
Dẫu vậy việc đưa ra những giả định sâu rộng dựa trên một đoạn video dài bốn phút rưỡi là rất nguy hiểm, đoạn phim nêu ra một số câu hỏi quan trọng cho các bậc cha mẹ đang suy nghĩ về mục đích của mình cho con cái.
* Hoạt động này có giúp con bạn hiểu thêm mục đích của việc tìm hiểu về xã hội?
* Hoạt động này có khiến con bạn cảm thấy thoải mái, có ý nghĩa hay mang tính khen thưởng?
* Hoạt động này có làm củng cố được quan hệ giữa phụ huynh và con nhỏ không?
Khi con bạn không chịu nhìn vào mắt bạn, hãy đừng cố gượng ép chúng, thay vì đấy hãy theo dõi chúng như 1 gián điệp ? Có thể con bạn đang nhìn nhiều thứ xung quanh, đưa gợi ý cho bạn về suy nghĩ của chúng. Việc tò mò về góc nhìn của con bạn có tầm quan trọng rất lớn trong việc củng cố, cải thiện mối quan hệ của bạn và con.
Sau đây lại là 1 số câu hỏi để nhủ bản thân về việc sử dụng giao tiếp bằng mắt của con bạn:
* Bé đang nhìn vào cái gì? Tại sao?
* Nếu con bạn tiếp xúc với ánh nhìn của bạn, tại sao? Điều gì bạn làm đã khiến con bạn tò mò về biểu cảm, ánh nhìn trên khuôn mặt bạn?
* Nếu con bạn né tránh ánh nhìn của bạn, tại sao? Nhiều người mắc hội chứng tự kỉ cảm thấy những ánh nhìn hay việc giao tiếp qua mắt rất căng thẳng, khó khăn, hay thậm chí là đau đớn để nhìn vào. Liệu con bạn có cảm thấy như bị quá tải khi nhìn khuôn mặt bạn? Liệu khi bạn sử dụng những biểu cảm, bộc lộ những cử chỉ cơ thể nhẹ nhàng hơn thì có giúp đỡ được gì không?
* Hay là lí do con bạn không muốn nhìn vào mắt bạn đơn giản là vì chúng chưa nhận ra tầm quan trọng của việc giao tiếp bằng mắt và việc đó có thể giúp ích như thế nào để giúp chúng dễ dàng tiếp thu thông tin hơn? Liệu có dễ hơn cho con bạn khi bạn thể hiện biểu cảm trên khuôn mặt 1 cách thái quá, rõ rệt hơn để chúng có thể dễ dàng nhận ra rằng bạn đang dùng khuôn mặt để giao tiếp?
* Liệu rằng bạn có đang đưa cho con mình quá nhiều thông tin, ngôn ngữ để tiếp thu, để rồi đơn giản là con bạn quá mệt mỏi hoặc không có thời gian để mà tiếp thu?