Mô hình phản ứng với stress của Hans Selye có 3 giai đoạn:
– Báo động (phản ứng fight-or-flight, các hormones giúp cơ thể đối phó với stress bắt đầu được tiết ra)
– Thích nghi (chống lại stress)
– Kiệt sức (khi hết giai đoạn thích nghi mà không về lại được trạng thái bình thường)
Rất nhiều người có thể dễ dàng nhận ra các dấu hiệu stress trên người mình, từ căng cơ ở cổ, vai, cơ hoành, các bắp tay bắp chân, siết khớp hàm, cho đến những dấu hiệu khác các bạn đã/đang trải qua như tăng huyết áp, khó ngủ, dễ cáu kỉnh bùng nổ…
Vì vậy các bài tập chủ động là để giúp bạn rèn luyện sự dẻo dai bền bỉ cho mình chống lại stress (stress resilience và neuroplasticity), còn bài tập bị động là để đào thải đẩy các hormone stress đã được sinh ra trong người các bạn. Tuỳ khả năng của trẻ các bạn có thể hướng dẫn những động tác chủ động để trẻ tập. Còn bài tập bị động thì lúc nào cũng tốt để bạn tập cho trẻ khi thấy các dấu hiệu trẻ quá tải, căng thẳng.
Và ngoài ra, đừng quên uống nhiều nước lọc, ra ánh sáng ban ngày, vận động khác thường xuyên, và tránh xa nguồn gây stress nếu có thể ?