Đăng ký tư vấn

Serie: Biểu hiện bàn tay (phần 5): Nắm đồ vật trong tay

Khá nhiều trẻ thích nắm các đồ vật nhỏ trong lòng bàn tay. Biểu hiện này có thể có nhiều lý do tùy vào cách thể hiện.
Nếu trẻ nắm đồ vật, mân mê, xoay chuyển đồ vật trong lòng bàn tay, và nhìn vào đồ vật trong lúc đó thì có thể đó là trẻ đang khám phá, đặc biệt là với đồ vật mới. Khi đó bạn hãy dạy trẻ về đồ vật đó (tên gọi, đặc điểm, chức năng, trải nghiệm hoạt động có ý nghĩa với đồ vật này). Nếu hành động này lặp đi lặp lại một cách vô nghĩa, nhất là khi với một đồ vật đã quen thuộc thì nhiều khả năng là trẻ tìm kiếm cảm giác ở bàn tay. Khi đó bạn vừa tập các bài cảm giác và vận động về bàn tay cho trẻ (bao gồm tăng cảm giác và phối hợp cầm nắm), vừa dạy trẻ, cho trẻ trải nghiệm hoạt động có ý nghĩa với đồ vật đó.
Nếu trẻ nắm đồ vật trong tay và thỉnh thoảng lại đưa lên ngang/gần mắt nhìn/vừa xoay vừa nhìn thì lúc đó không chỉ tìm kiếm cảm giác ở bàn tay mà có cả tìm kiếm cả kích thích về thị giác. Lúc đó bạn tập/dạy cho cả bàn tay, và cả thị giác (nếu trẻ có vấn đề về tư thế thì lại cần tập cả cảm thụ bản thể và tiền đình để hỗ trợ ổn định tư thế rồi mới tập thị giác).
Có những trẻ nắm đồ vật nhỏ nào đó trong tay nhưng trẻ lại làm các hoạt động khác mà chẳng có vẻ gì là để ý đến đồ vật này. Lúc ấy, việc nắm đồ vật lại có thể là nhằm đem lại 1 kích thích liên tục để át các kích thich khác giúp trẻ tập trung hơn, hoặc giúp trẻ bình tĩnh hơn. Bạn hãy quan sát thêm để xác định vấn đề là do trẻ dễ bị mất tập trung hay trẻ dễ mất bình tĩnh/lo lắng để bổ sung bài tập cho phù hợp.
Và có thể có những nguyên nhân khác nữa cho biểu hiện hay nắm đồ vật trong tay của trẻ.
Phần 1: Vẫy tay kiểu chim cánh cụt https://ketnoinangdong.vn/2024/06/16/bieu-hien-vay-tay/
Phần 3: Bàn tay xoắn vặn/đánh/tát/cấu https://ketnoinangdong.vn/2024/07/27/series-bieu-hien-ban-tay-phan-3/
Chat hỗ trợ
Chat ngay