(bài viết lấy từ trang Facebook cá nhân của cô Ngọc Phạm)
Cũng vẫy tay nhưng là vẫy sát mắt thế này, đầu có thể nghiêng đi, mắt có thể nheo nheo nhìn theo tay vẫy thì lúc đó lại là vấn đề của thị giác. Tuy nhiên thị giác lại phụ thuộc chặt chẽ vào tư thế, đặc biệt là tư thế đầu, do đó nếu bạn chỉ chăm chăm đi tập thị giác thì nhiều khả năng chưa giải quyết được vấn đề nếu trẻ của bạn có vấn đề về tư thế.
Biểu hiện của kiểm soát tư thế kém là không duy trì được tư thế đứng/ngồi thẳng được lâu, hoặc người như không xương hay bám víu/tựa vào người khác/đồ vật, lăng xăng bồn chồn liên tục, ngồi ngả ngốn/đổ người xuống bàn… Trong các hệ thống giác quan thì cảm thụ bản thể và tiền đình chi phối kiểm soát tư thế. (Kiểm soát tư thế thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như cảm giác và điều khiển trục cơ thể, kết nối sọ-xương mông, trương lực cơ, phản ứng chống trọng lực…).
Vì vậy nếu trẻ của bạn vẫy tay sát mắt như cô trong hình kia, mà trẻ có vấn đề về tư thế, thì bạn nên bắt đầu bằng các bài cảm thụ bản thể và tiền đình (các bài giúp phối hợp cả 2 giác quan đó và phản xạ điều chỉnh đầu thì càng tốt) (trong l.ớp Rối loạn Xử lý Cảm giác), và cải thiện trục cơ thể (4 động tác đầu của l.ớp Phát triển Phối hợp Vận động). Kiểm soát tư thế tốt hơn đã có thể giúp cải thiện khá nhiều các hành vi chưa phù hợp về thị giác rồi đó. Khi tư thế tốt hơn, trẻ hợp tác hơn thì bạn tập tiếp với các bài về thị giác (là các bài phát triển chức năng của thị giác như dõi theo, quét nhanh, quét nhảy cóc trong l.ớp Rối loạn Xử lý Cảm giác).
*******
Thông tin về các khóa học hỗ trợ xử lý rối loạn cảm giác, hỗ trợ phát triển cảm giác và vận động có tại đây (nếu muốn tham gia bạn có thể đăng ký tại đó luôn): https://dcon.edubit.vn
Bạn có thể nhắn tin tới một trong các kênh hỗ trợ sau:
– Nhắn tin zalo tới Công ty TNHH Kết nối Năng động Việt https://zalo.me/3211480926470947675
– Nhắn tin tới fanpage Kết nối Năng động Việt https://www.facebook.com/profile.php?id=100063348242028