Trẻ đi nhón gót từ lâu là nỗi đau đáu của rất nhiều vị phụ huynh và giáo viên. Vấn đề xảy ra với không chỉ các bạn bị rối loạn xử lý cảm giác mà còn ở phần tư thế vận động. Sau đây là một số giải pháp cơ bản:
1. Đơn giản nhất: đi bộ nhiều. Trẻ cần đi bằng cả bàn chân (đi chạm đất từ gót đến ngón) nên ban đầu có thể đi chậm nếu cần. Khi trẻ đi bằng cả bàn chân rồi thì cho đi nhanh hơn. Tốt nhất là đi đều, rảo bước, không nhất thiết phải đi chân đất, nhưng cần đi giày hoặc dép có quai chứ không phải dép lê.
2. Nếu nhạy bàn chân thì có thể xoa vuốt bàn chân, cho đi trên nhiều chất liệu khác nhau để quen dần, xoay khớp cổ chân.
3. Áp dụng 1-2 rồi không cải thiện lắm thì nên tập các bài trị liệu về phản xạ (Px) có ảnh hưởng trực tiếp là:
– Px FTG (gân bảo vệ chân)
– Px Babinski (xoay/bẻ bàn chân)
– Px Duỗi thẳng trục thân
– Px Tiếp xúc đất cho chân
– Px Tiếp xúc đất cho hông
– Px Bước đi
– Tác động cơ đùi sau và bắp chân
– Thư giãn gân Achilles
– Tác động dây thần kinh toạ
– Tác động đốt bàn chân để tạo độ lõm (nếu nhón gót do bàn chân đi nghiêng vào trong/bàn chân bẹt)
4. Và một số bài tập trị liệu khác hỗ trợ gián tiếp:
– Px Chân co duỗi
– Px Bay và tiếp đất
(Phần 3 và 4 nằm trong chương trình Phản xạ chuyên sâu. Một số bài còn nằm ở Phản xạ chuyên sâu nâng cao
)

*******
Các khóa học của trung tâm Kết nối Năng động Việt được thực hiện trên nền tảng: https://dcon.edubit.vn
Link đăng ký lớp Rối loạn xử lý cảm giác và Phát triển phối hợp vận động: https://docs.google.com/…/1FAIpQLSc5…/viewform
Link đăng ký lớp Vận động tinh: https://docs.google.com/…/1FAIpQLSefILiceWJ-8…/viewform
Link đăng ký lớp Luyện tập cho não bộ và Phối hợp Thăng bằng – Thị giác – Thính giác: https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSeM3J-OUYt9bGvO1nfpwhwS2mFZZxO23s50kLJYLF0bW9B0CA/viewform